Tìm hiểu về phương pháp tái tạo bề mặt da bằng tia Laser

Categories
Chăm sóc da

Tình trạng da chịu nhiều tổn thương, những vết sẹo, hoặc chảy xệ, xuất hiện vết nhăn, chân chim do quá trình lão hóa diễn ra là những vấn đề chị em phụ nữ hay gặp phải, một trong những phương pháp điều trị tối ưu và hiệu quả đó là phương pháp tái tạo bề mặt da bằng tia Laser, nhưng cơ chế hoạt động như thế nào và có những ưu khuyết điểm ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cơ chế của phương pháp tái tạo bề mặt da bằng tia Laser

Phương pháp tái tạo bề mặt da bằng tia laser sử dụng tia laser để điều trị sẹo mụn, các nếp nhăn và nhiều vấn đề về da khác bằng cách loại bỏ các lớp da và thúc đẩy sản sinh collagen. Có nhiều loại tia laser với mức độ xuyên qua da khác nhau, tùy thuộc vào độ mạnh yếu (bước sóng) của tia laser. Khi các tế bào da mới hình thành, làn da của bạn sẽ trở nên tươi trẻ và mịn màng hơn.

cơ chế tái tạo bề mặt da

Cơ chế tái tạo bề mặt da

2. Có hai loại kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng tia Laser, bao gồm:

– Laser bóc tách: loại bỏ những tầng lớp mỏng của da để thu nhỏ mụn và các loại sẹo, cũng như các nếp nhăn trên da. Một số loại tia laser được sử dụng phổ biên là Co2 và erbium (ER). Kỹ thuật này tiếp cận với da mạnh hơn và có thể cần nhiều thời gian để phục hồi.

Laser không bóc tách: sử dụng tia laser phân đoạn tạo độ rung xuyên qua da để kích thích sự sản sinh collagen và làm săn chắc lớp da bên dưới. Kỹ thuật này tác động vào da nhẹ hơn kỹ thuật dùng laser bóc tách. Một số dạng laser không bóc tách được sử dụng phổ biến là Q-switch (YAG laser), laser phân đoạn CO-2, bộ đôi laser phân đoạn và tần số vô tuyến phân đoạn (fractional RF).

Cả hai thuật trên đều có tác dụng trị sẹo, tái tạo bề mặt da, bạn nên tham khảo những hướng dẫn của bác sĩ để biết nên dùng kỹ thuật nào cho tình trạng da của mình là phù hợp và hiệu quả.

2. Laser tái tạo bề mặt có hiệu quả trong điều trị sẹo mụn không?

Theo ghi nhận, hiệu quả tái tạo da của laser trong điều trị mụn trứng cá lên tới 90%. Hiện nay hầu như chưa có biện pháp nào có thể cải thiện sẹo tốt như laser tái tạo bề mặt. Các tia laser khác nhau hữu ích hơn cho một số quy trình và loại da nhất định. Ví dụ, laser Erbium: YAG tốt hơn để cải thiện làn da sẫm màu.

cách tái tạo bề mặt da

Tái tạo bề mặt da cải thiện sẹo rỗ

Tái tạo bề mặt bằng laser đốt cháy khuôn mặt để tạo bề mặt da mới và giảm sẹo mụn, nhưng việc điều trị có thể mất đến 18 tháng. Có đến 45% tổng số bệnh nhân có những thay đổi tạm thời về màu da, nhưng rất hiếm khi bị nhiễm trùng. Theo đó, quy trình có hiệu quả lên đến 80% đối với sẹo nông. Đối với sẹo sâu có thể được điều trị trước hoặc trong quá trình tái tạo bề mặt bằng laser.

3. Rủi ro có thể xảy ra khi dùng phương pháp laser

Theo ghi nhận, có một số rủi ro xảy ra với người thực hiện tái tạo bề mặt da như sau:

  • Ngứa, sưng tấy và nổi đỏ: Đây là tình trạng phản ứng của da mặt trước laser. Bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhưng các triệu chứng này sẽ tự động biến mất trong một thời gian ngắn.Nếu trước đó bạn từng gặp các vấn đề về da như viêm da thì tác dụng phụ này có thể trở nên trầm trọng hơn.
  • Mụn: Trong quá trình trị liệu, chị em cần thoa kem đặc hoặc băng bó vùng da điều trị. Điều này vô hình chung khiến mụn bùng phát. Một số người sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng trên da.
  • Nhiễm trùng: Tái tạo bề mặt da bằng laser bóc tách có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm virus hoặc nhiễm nấm.
  • Thay đổi màu da: Kỹ thuật này khiến vùng da điều trị trở nên tối màu hơn hoặc sáng màu hơn so với bình thường.
  • Để lại sẹo: Rủi ro này xảy ra xuất phát từ việc laser tái tạo bề mặt bởi các kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc tìm spa thật uy tin và chuyên nghiệp nhé.

4. Kết quả tái tạo bề mặt da bằng laser kéo dài bao lâu?

Kết quả từ phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser xâm lấn và không xâm lấn đều giữ được vài năm. Tác động của thời gian lên làn da là điều không tránh khỏi. Nhưng các bệnh nhân điều trị tái tạo da bằng laser xâm lấn. Vẫn thấy da cải thiện đáng kể thậm chí sau khi thực hiện cả 10 năm. Trong khi đó những bệnh nhân điều trị bằng laser không xâm lấn thường cần thực hiện một quy trình lặp lại khoảng 1 đến 2 năm.

phương pháp tái tạo bề mặt da

Với cả hai phương pháp trên việc chống nắng là vô cùng cần thiết để duy trì kết quả. Thường sẽ kết hợp tái tạo bề mặt da bằng laser với quy trình điều trị IPL ( ánh sáng xung cường độ cao ) để kiểm soát tình trạng da tổn thương từ tác động của ánh nắng mặt trời cũng như các đốm nâu đỏ trên da.

Dù là phương pháp từ thiên nhiên hay sự can thiệp của kỹ thuật bạn cũng nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng cho làn da của mình. Mong là những kiến thức trên phần nào giúp các bạn biết thêm thông tin về tái tạo bề mặt da bằng laser. Lare Skin Care Chúc các bạn có làn da ngày càng tươi trẻ và mạnh khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *